Những nguyên nhân gây thoái hóa khớp và các triệu chứng bệnh

Bài viết có 172 lượt xem

Thoái hóa khớp là “nỗi ám ảnh” của không ít người bởi những cơn đau khó chịu, những biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, teo cơ, tràn dịch ổ khớp, thậm chí là tàn phế. Những năm gần đây, số người trẻ tuổi mắc căn bệnh này ngày càng gia tăng. Việc hiểu rõ nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh sẽ giúp mọi người có các kiến thức trong việc phát hiện và phòng ngừa bệnh kịp thời.

Mục lục bài viết

1. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm khớp, thoái hóa khớp. Bệnh xảy ra có thể do sự tổng hòa của nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thể là nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan.

a. Tuổi tác

Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh lý xương khớp. Bệnh thường gặp ở những người trung niên, từ 50 tuổi trở lên. Ở độ tuổi này, khá năng tái tạo và sản sinh các tế bào sụn bị giảm dần, chất lượng sụn khớp suy giảm. Dịch nhầy có tác dụng bôi trơn cho các khớp cũng bị giảm sút. Theo thời gian, sụn khớp mất dần tính đàn hồi, bị khô cứng, nứt vỡ và bào mòn, gây đau và hạn chế cử động.

Do tuổi tác

b. Sai tư thế trong sinh hoạt, lao động

Sai tư thế là nguyên nhân làm gia tăng thoái hóa xương khớp ngày càng nhiều ở người trẻ tuổi. Đặc biệt là với những người đang làm các công việc đặc thù như ngồi nhiều, đứng lâu ở một tư thế, những người mang vác vật nặng thường xuyên…

Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện do ngủ gối quá cao, hay cúi gập cổ để xem điện thoại… Các tư thế không đúng tạo áp lực lớn lên sụn khớp và đĩa đệm, gây tổn thương sụn khớp. Lâu dần, xương khớp yếu đi và dễ mắc bệnh lý thoái hóa.

c. Tập thể dục, thể thao quá độ

Những người thường xuyên tập thể dục, thể thao với cường độ mạnh như vận động viên, cầu thủ bóng đá,… thường xuyên sử dụng đến cơ bắp, gây áp lực lớn đến xương khớp. Đồng thời, các hoạt động thể dục thể thao này cũng có nguy cơ gây ra các chấn thương như giãn dây chằng, rạn xương, trật khớp… Những tổn thương này khiến cho xương khớp nhanh bị thoái hóa hơn.

d. Di truyền

Bệnh lý thoái hóa khớp cũng không loại trừ khả năng nguyên nhân đến từ yếu tố di truyền. Những người có người thân trong gia đình bị thoái hóa khớp thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn so với người bình thường.

e. Dị tật bẩm sinh về cột sống

Người gù, vẹo cột sống làm thay đổi một phần hình thái và diện tỳ nén bình thường của cột sống. Dị tật bẩm sinh nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể dần dẫn tới thoái hóa khớp.

f. Mắc các bệnh lý khác

Thoái hóa khớp cũng có thể là hậu quả của một số bệnh lý xương khớp khác như loãng xương, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp,…

g. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Nếu chế độ ăn uống không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể có thể là nguyên nhân gây thoái hóa khớp phổ biến. Đặc biệt là khi cơ thể bị thiếu hụt các yếu tố như canxi, vitamin D, glucosamine, chondroitin… khiến cho mật độ xương giảm dần. Điều này khiến hệ thống sụn khớp dễ bị bào mòn và thoái hóa hơn.

h. Thừa cân, béo phì

Thừa cân béo phì

Thừa cân, béo phì như “thiên địch” đối với các bệnh lý xương khớp và kể cả các bệnh lý khác. Thừa cân làm trọng lượng cơ thể tăng cao, gây áp lực lớn lên các khớp, đặc biệt là cột sống và khớp gối. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến khớp và hệ thống dây chằng bị tổn thương, gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý thoái hóa khớp.

i. Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh cũng là những đối tượng dễ mắc bệnh do thiếu hụt lượng lớn canxi mà không được bù đắp kịp thời.

Hay với những người sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài cũng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hotlineHotline
chat facebookChat Facebook
chat facebookChat Facebook
chat zaloChat Zalo