Thành Phần

Thành Phần

  • Paracetamol…………………………………………………….. 250 mg
  • Clorpheniramin maleat……………………………………. 2 mg

Chỉ Định

Chỉ Định

Điều trị trong các trường hợp:

  1. Cảm sốt, nghẹt mũi, sổ mũi, nhứ đầu, đau cơ bắp, xương khớp do cảm cúm hoặc do dị ứng thời tiết.
  2. Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên có biểu hiện sốt, nhức đầu, sổ mũi, ớn lạnh…

Liều Dùng & Cách Dùng

Liều Dùng & Cách Dùng

Hòa tan thuốc vào lượng nước vừa đủ (thích hợp cho bé). Cách mỗi 4 – 6 giờ uống một lần, không quá 5 lần/ngày.

Trẻ em từ 5 – 7 tuổi: uống 1 gói/lần

Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.

Lưu ý: Không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc cho trẻ mà cần có ý kiến bác sĩ khi: Có triệu chứng mới xuất hiện. Sốt cao (39,5OC) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát. Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Chống Chỉ Định

Chống Chỉ Định

Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc. Các trường hợp: thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase; suy chức năng gan, glaucome góc hẹp, cơn hen cấp, phì đại tuyến tiền liệt. Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận. Trẻ sơ sinh

Tương Tác Thuốc

Tương Tác Thuốc

Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng của thuốc kháng đông (warfarin). Rượu, thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin) và isoniazid có thể làm tăng độc tính của paracetamol đối với gan. Clorpheniramin ức chế chuyển hóa phenytoin, Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của clorpheniramin.

Quá Liều & Cách Xử Trí

Quá Liều & Cách Xử Trí

Biểu hiện

– Nhiễm độc paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (ví dụ, 7,5 – 10 g mỗi ngày, trong 1 – 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.

Buồn nôn, nôn, và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 – 3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc. Methemoglobin – máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p – aminophenol; một lượng nhỏ sulfhemoglobin cũng có thể được sản sinh. Trẻ em có khuynh hướng tạo methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống paracetamol.

Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động, và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương; sững sờ, hạ thân nhiệt; mệt lả; thở nhanh, nông; mạch nhanh, yếu, không đều; huyết áp th���p; và suy tuần hoàn. Trụy mạch do giảm oxy huyết tương đối và do tác dụng ức chế trung tâm, tác dụng này chỉ xảy ra với liều rất lớn. Sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều. Cơn co giật ngẹt thở gây tử vong có thể xảy ra. Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.

Dấu hiệu lâm sàng thương tổn gan trở nên rõ rệt trong vòng 2 đến 4 ngày sau khi uống liều độc. Aminotransferase huyết tương tăng (đôi khi tăng rất cao) và nồng độ bilirubin trong huyết tương cũng có thể tăng; thêm nữa, khi thương tổn gan lan rộng, thời gian prothrombin kéo dài. Có thể 10% người bệnh bị ngộ độc không được điều trị đặc hiệu đã có thương

tổn gan nghiêm trọng; trong số đó 10% đến 20% cuối cùng chết vì suy gan. Suy thận cấp cũng xảy ra ở một số người

bệnh. Sinh thiết gan phát hiện hoại tử trung tâm tiểu thùy trừ vùng quanh tĩnh mạch cửa. Ở những trường hợp không tử vong, thương tổn gan phục hồi sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Ðiều trị

– Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều paracetamol. Có những phương pháp xác định nhanh nồng độ thuốc trong huyết tương. Tuy vậy, không được trì hoãn điều trị trong khi chờ kết quả xét nghiệm nếu bệnh sử gợi ý là quá liều nặng. Khi nhiễm độc nặng, điều quan trọng là phải điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.

Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan.

N-acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol. Ðiều trị với N – acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol. Khi cho uống, hòa loãng dung dịch N – acetylcystein với nước hoặc đồ uống không có rượu để đạt dung dịch 5% và phải uống trong vòng 1 giờ sau khi pha. Cho uống N – acetylcystein với liều đầu tiên là 140 mg/kg, sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/kg cách nhau 4 giờ một lần. Chấm dứt điều trị nếu xét nghiệm paracetamol trong huyết tương cho thấy nguy cơ độc hại gan thấp.

Tác dụng không mong muốn của N – acetylcystein gồm ban da (gồm cả mày đay, không yêu cầu phải ngừng thuốc), buồn nôn, nôn, ỉa chảy, và phản ứng kiểu phản vệ.

– Nếu không có N – acetylcystein, có thể dùng methionin (xem chuyên luận Methionin). Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối, chúng có khả năng làm giảm hấp thụ paracetamol.

Bảo Quản

Bảo Quản

Nơi thoáng mát, khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C

Thành Phần

Thành Phần

  • Paracetamol…………………………………………………….. 250 mg
  • Clorpheniramin maleat……………………………………. 2 mg

Chỉ Định

Chỉ Định

Điều trị trong các trường hợp:

  1. Cảm sốt, nghẹt mũi, sổ mũi, nhứ đầu, đau cơ bắp, xương khớp do cảm cúm hoặc do dị ứng thời tiết.
  2. Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên có biểu hiện sốt, nhức đầu, sổ mũi, ớn lạnh…

Liều Dùng & Cách Dùng

Liều Dùng & Cách Dùng

Hòa tan thuốc vào lượng nước vừa đủ (thích hợp cho bé). Cách mỗi 4 – 6 giờ uống một lần, không quá 5 lần/ngày.

Trẻ em từ 5 – 7 tuổi: uống 1 gói/lần

Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.

Lưu ý: Không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc cho trẻ mà cần có ý kiến bác sĩ khi: Có triệu chứng mới xuất hiện. Sốt cao (39,5OC) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát. Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Chống Chỉ Định

Chống Chỉ Định

Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc. Các trường hợp: thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase; suy chức năng gan, glaucome góc hẹp, cơn hen cấp, phì đại tuyến tiền liệt. Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận. Trẻ sơ sinh

Tương Tác Thuốc

Tương Tác Thuốc

Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng của thuốc kháng đông (warfarin). Rượu, thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin) và isoniazid có thể làm tăng độc tính của paracetamol đối với gan. Clorpheniramin ức chế chuyển hóa phenytoin, Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của clorpheniramin.

Quá Liều & Cách Xử Trí

Quá Liều & Cách Xử Trí

Biểu hiện

– Nhiễm độc paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (ví dụ, 7,5 – 10 g mỗi ngày, trong 1 – 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.

Buồn nôn, nôn, và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 – 3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc. Methemoglobin – máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p – aminophenol; một lượng nhỏ sulfhemoglobin cũng có thể được sản sinh. Trẻ em có khuynh hướng tạo methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống paracetamol.

Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động, và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương; sững sờ, hạ thân nhiệt; mệt lả; thở nhanh, nông; mạch nhanh, yếu, không đều; huyết áp th���p; và suy tuần hoàn. Trụy mạch do giảm oxy huyết tương đối và do tác dụng ức chế trung tâm, tác dụng này chỉ xảy ra với liều rất lớn. Sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều. Cơn co giật ngẹt thở gây tử vong có thể xảy ra. Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.

Dấu hiệu lâm sàng thương tổn gan trở nên rõ rệt trong vòng 2 đến 4 ngày sau khi uống liều độc. Aminotransferase huyết tương tăng (đôi khi tăng rất cao) và nồng độ bilirubin trong huyết tương cũng có thể tăng; thêm nữa, khi thương tổn gan lan rộng, thời gian prothrombin kéo dài. Có thể 10% người bệnh bị ngộ độc không được điều trị đặc hiệu đã có thương

tổn gan nghiêm trọng; trong số đó 10% đến 20% cuối cùng chết vì suy gan. Suy thận cấp cũng xảy ra ở một số người

bệnh. Sinh thiết gan phát hiện hoại tử trung tâm tiểu thùy trừ vùng quanh tĩnh mạch cửa. Ở những trường hợp không tử vong, thương tổn gan phục hồi sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Ðiều trị

– Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều paracetamol. Có những phương pháp xác định nhanh nồng độ thuốc trong huyết tương. Tuy vậy, không được trì hoãn điều trị trong khi chờ kết quả xét nghiệm nếu bệnh sử gợi ý là quá liều nặng. Khi nhiễm độc nặng, điều quan trọng là phải điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.

Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan.

N-acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol. Ðiều trị với N – acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol. Khi cho uống, hòa loãng dung dịch N – acetylcystein với nước hoặc đồ uống không có rượu để đạt dung dịch 5% và phải uống trong vòng 1 giờ sau khi pha. Cho uống N – acetylcystein với liều đầu tiên là 140 mg/kg, sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/kg cách nhau 4 giờ một lần. Chấm dứt điều trị nếu xét nghiệm paracetamol trong huyết tương cho thấy nguy cơ độc hại gan thấp.

Tác dụng không mong muốn của N – acetylcystein gồm ban da (gồm cả mày đay, không yêu cầu phải ngừng thuốc), buồn nôn, nôn, ỉa chảy, và phản ứng kiểu phản vệ.

– Nếu không có N – acetylcystein, có thể dùng methionin (xem chuyên luận Methionin). Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối, chúng có khả năng làm giảm hấp thụ paracetamol.

Bảo Quản

Bảo Quản

Nơi thoáng mát, khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C

hotlineHotline
chat facebookChat Facebook
chat facebookChat Facebook
chat zaloChat Zalo