Thành Phần
Sulfamethoxazol……………..960mg
Trumethoprin…………………160mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
Sulfamethoxazol……………..960mg
Trumethoprin…………………160mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
Sau khi uống sulfamethoxazol và trimethoprin được hấp thu nhanh và có sinh khả dụng cao
Sau khi uống 2 giờ với liều 800 mg sulfamethoxazol và160mg trimethoprin nồng độ huyết thanh trung bình của sulfamethoxazol lá 40-50 mg/l , trimethoprin 2,5 mg/l. Nồng độ ổn định của sulfamethoxazol là 100 mg/l, trimethoprin lá 4-5mg/l sau 2-2 ngày điểu trị vơi 2 liều mỗi ngày.Thời gian bns thàicủa sulfamethoxazol là 11 giờ,trimethoprin là 9-10 giờ. Trimethoprin đi vào trong các mô và dịch tiết tốt hơn sulfamethoxazol. Nồng độ thuốc trong nước tiểu cao hơn 150 lần nồng độ trong huyết thanh.
Cotrixazol là một hỗn hợp gồm sulfamethoxazol và trimethoprin là một sulfonamid, ức chế cạnh tranh sự tổng hợp acid folic của vi khuẩn. Trimethoprrin là mmột dẫn chất pyrimidin, ức chế đặc hiệu enzin dihydrofolat redutase của vi khuẩn. Sự phối hợp giữa sulfamethoprazol và trimethoprin sẽ ức chế hai giai đoạn liên tiếp của sự chuyển hoá acid folic, do đó ức chế có hiệu quả việc tổng hợp purin. Thymin và cuối cùng là AND của vi khuẩn. Sự ức chế nối tiếp này có tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế hiệp đồng này cũng chống lại sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc và làm cho thuốc có tác dụng ngay cả khi vi khuẩn kháng lại từng thành phần của thuốc.
Phổ kháng khuẩn:
Các vi sinh vật sau đây thường nhạy cảm với thuốc E coli,Klesiella sp, Enterobacter sp, Morganella mordgani,Proteus mỉabilí, Proteus indol dương tính, P. vulgaris, H ìnluenzae( bao gồm chủng kháng ampicillin), S.pneumoniae, Shigella flexnẻi và Shingella sonnei Pneumocystis carinii.
Các vi sinh vật thường kháng thuốc: Enterocccus, Pseodomonas, Campylobacter, vi khuẩn kị khí, não mô cầu, lậu cầu, Mycolasma.
Nhiễm khuẩn đường niệu: nhiễm khuẩn đường tiết liệu dưới không biến chứng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu mãn tính, tái phát ở nữ truỏng thành.
Viêm tiền liệt tuyến
Nhiễm khuẩn đường hô hấp :đợt cấp viêm phế quản mãn, viêm phổi cấp ở trẻ em, viêm tai giữ cấp ở trẻ em, viêm xoang má cấp ở ngưởi lớn.
Nhiễm trùng đường tiêu hoá: lỵ trực khuẩn, đặc biệt lá sốt thương hàn và viêm đại tràng Sigma
Viêm phổi do Peumocystis carini.
Nên uống thuốc trong bữa ăn.Cần theo dõi sát bệnh nhân trong thời gian điều trị, đặc biệt đối với người già và trẻ em
– Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: 1 viên x 2 lần/ngày, uống cách nhau 12 giờ. Nên uống nhiều thuốc khi dùng thuốc.
– Dạng thuốc này không thích hợp với trẻ em dưới 15 tuổi.
– Cần bổ sung acid folic khi dùng thuốc dài ngày.
– Mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc các sulfânmid khác.
– Tổn thương ở gan và suy gan, suy chức năng thận.
– Thiếu enzyn G6PD, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic
– Phụ nữ có thai và nuôi con bú, trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi.
– Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu, đặc biệt là thiazid làm tăng nguy cơ giảm tiểu cầu ở người già.
– Nhóm sulfnamid có thể ưcs chế gắn protein và bài tiết qua thận của methotrexat và vì vậy giảm đào thải, tăng tác dụng của methotrexat.
– Dùng đồng thời với pỷimethamin 25mg/tuần tăng nguy cơ thiếu máu hoòng cầu khổng lồ.
– Thuốc ức chế chuyển hoá phhenytoin ở gan , có thể làm tăng quá mức tác dụng của phenytin.
– Thuốc có thể kéo dài thời gian prothobinở người bệnh đàng dùng wafarin.
Biểu hiện: chán ăn buồn nôn,nôn, đau đầu bất tỉnh.Loạn máu và vàng da là biểu hiện muộn của dùng quá liều. Ưcs chế tuỷ.
Xử trí: gây nôn, rửa dạ dày
Acid hoá nước tiểu để tăng đào thải trimethiprim.Nếu có dấu hiệu ức chế tuỷ, người bệnh cần dùng leucovorin(acid folinic)5-15mg/ngày cho đến khi hồi phục tạo máu.
Nơi khô mát, tránh ánh sáng