Đối với phòng và trị bệnh sốt rét, trong đông y có nhiều bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả…
Bệnh sốt rét thường thấy ở các nước vùng nhiệt đới, là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây nên, lây qua vết đốt của muỗi Anophen. Việc phòng chống sốt rét đã được tiến hành nhiều năm. Tuy nhiên còn nhiều khó khăn như muỗi kháng hóa chất, ký sinh trùng kháng thuốc, việc điều trị ban đầu chưa hiệu quả làm cho bệnh tồn tại dai dẳng, đặc biệt ở vùng sâu.
Bệnh sốt rét thường thấy ở các nước vùng nhiệt đới, là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây nên, lây qua vết đốt của muỗi Anophen.
Mục lục bài viết
Triệu chứng của bệnh sốt rét
Bệnh sốt rét khi mới mắc có triệu chứng sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, cơ thể nhức mỏi, buồn nôn và nôn mửa; các triệu chứng tái phát sau mỗi 48-72 giờ, tùy theo thể trạng và mức độ nhiễm bệnh.
Người bệnh niêm mạc mắt nhợt, da xanh, người gầy, thường xuyên bị thiếu máu. Sốt rét khiến người bệnh suy dinh dưỡng, lách to, phù nề. Trẻ em mắc sốt rét dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn. Phụ nữ đang mang thai mắc sốt rét có thể khiến thai chết lưu, sảy thai, đẻ non. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở thành ác tính và gây tử vong.
Theo Đông y, bệnh sốt rét nằm trong chứng bệnh Ngược tật, nghĩa là đúng thời gian lại phát chứng hàn nhiệt, thuộc chứng của Hàn ngược và Gián nhật ngược. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh.
Bài thuốc chữa sốt rét
Cắt cơn sốt rét
Bài thuốc: Cây cam thìa 100g (thanh hao), lá thường sơn 100g, thảo quả 80g, hà thủ ô trắng 50g, hạt cau 30g, vỏ chanh 30g, miết giáp 20g, cam thảo nam 30g. Tán bột. Ngày dùng 40g.
Thường sơn tác dụng thổ đờm, triệt ngược, thanh nhiệt hành thuỷ; trị sốt rét.
Chữa sốt rét kéo dài
Người bệnh sốt nóng nhiều, rét ít hay sốt nhiều không rét, cơ hoành đầy, ăn được, miệng đắng, lưỡi khô, bứt rứt, khát nước, tiểu tiện vàng đỏ, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch huyền sác.
Bài thuốc thanh tỳ ẩm: Thanh bì 8g, thảo quả 8g, sài hồ 8g, bán hạ chế 8g, chích cam thảo 6g, hậu phác 8g, bạch truật 8g, hoàng cầm 8g, phục linh 15g, sinh khương 5 lát. Sắc uống; ngày 1 thang. Tác dụng thanh nhiệt táo thấp hóa đàm, chặn cơn sốt rét.
Chữa sốt rét lâu ngày không khỏi, sốt khá cao, miệng khát lưỡi khô
Bài thuốc Thường sơn ẩm (Y phương tập giải): Thường sơn 12g, binh lang 8g, bối mẫu 8g, gừng nướng 5 lát, thảo quả 8g, tri mẫu 8g, ô mai 8g, đại táo 3 quả. Sắc uống trước khi lên cơn sốt 2-3 giờ. Công dụng: khu đàm tiệt ngược.
Bài thuốc Thường sơn ẩm (Cục phương): Thường sơn 12g, tri mẫu 8g, gừng nướng 5 lát, thảo quả 8g, cao lương khương 8g, chích thảo 6g, ô mai nhục 8g, đại táo 3 quả. Sắc uống trước khi lên cơn sốt 2-3 giờ. Công dụng: Thanh nhiệt tán kết, khử đờm; chặn cơn sốt rét.
Bài thuốc Tiệt ngược thường sơn ẩm: Thường sơn 12g, binh lang 8g, thảo quả 8g, tri mẫu 8g, ô mai 8g, xuyên sơn giáp 8g, chích thảo 6g. Sắc uống trước khi lên cơn sốt 2-3 giờ. Công dụng: khu đàm tiệt ngược.
Thảo quả tác dụng khu đàm tiệt ngược, trị sốt rét kéo dài.
Bài thuốc nâng cao thể trạng, trị sốt rét kéo dài
Chữa sốt rét, chứng cảm mạo lúc sốt lúc rét
Bài thuốc: Sài hồ 10g, ý dĩ 10g, mạch môn 10g, thanh hao 10g, tri mẫu 20g, sạ can 6g, hoàng đằng 10g, trần bì 10g, bán hạ chế 10g, chỉ xác 10g, cam thảo nam 10g, hoàng cầm 10g. Sắc uống; ngày 1 thang. Công dụng: Hòa giải thiếu dương.
Dùng cho người khí hư, sốt rét lâu ngày, đờm nhiều, buồn nôn, người mỏi mệt, mất sức, rêu lưỡi trắng nhờn:
Bài thuốc: Bán hạ 12g, nhân sâm 8g, bạch truật 8g, thảo quả 8g, ô mai 8g, bạch linh 8g, trần bì 8g, sinh khương 8g, đại táo 8g, chích thảo 4g. Sắc uống. Công dụng: Kiện tỳ, táo thấp, hóa đàm tiệt ngược. Lưu ý: Không dùng cho người sốt rét nhiệt thịnh
Chữa sốt rét, chứng ngược của người bất túc
Bài thuốc: Sài hồ 10g, hoàng cầm 10g, bán hạ 10g, đảng sâm 10g, cam thảo 6g, sinh khương 20g, đại táo 8 quả, thường sơn 12g, binh lang 12g, ô mai 12g, đào nhân 12g. Sắc uống. Công dụng: Thanh giải tà khí, tiêu đờm tích.