‘Thời gian vàng’ cứu người bị đột quỵ

Bài viết có 226 lượt xem

Xử trí trong 4-6 giờ đầu sau khi khởi phát cơn đột quỵ có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong và giảm thiểu di chứng cho bệnh nhân sau đột quỵ.

Ba dấu hiệu, một quy tắc cứu người đột quỵ

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Chí Cường – Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh TP HCM – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện S.I.S Cần Thơ, cho biết, mỗi năm Việt Nam có trên 200.000 ca đột quỵ mới. Căn bệnh này ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa.

Đột quỵ thường diễn tiến nhanh. Người bị đột quỵ nếu không được cấp cứu kịp thời trong 4-6 giờ đầu sau khi khởi phát có thể khó lòng qua khỏi hoặc để lại di chứng nếu sống. Người từng trải qua đột quỵ có thể phải đối mặt với nhiều di chứng nặng nề như liệt thân, run tay, quên ngôn ngữ, mất khả năng lao động, mất đi khả năng sinh tồn, sinh hoạt phụ thuộc người thân.

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Chí Cường chia sẻ thêm, khoảng 85% người bị đột quỵ ở thể nhồi máu não do tắc mạch máu; 15% còn lại xuất huyết não do vỡ mạch máu. Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện trong khoảng 4-6 giờ đầu sau khi khởi phát, bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc tan máu đông nếu tắc mạch máu nhỏ hoặc được chuyển đến phòng can thiệp nội mạch DSA, lấy cục huyết khối nếu có tắc mạch máu lớn.

Nếu xử trí trễ, cứ mỗi giây đột quỵ trôi qua sẽ có khoảng 32.000 tế bào não mất đi, mỗi phút có khoảng hai triệu tế bào não không thể phục hồi và mỗi giờ mất đi 3,6 năm tuổi thọ của người bình thường.

Khi cơn đột quỵ sắp đến, người mắc có thể nhận thấy những dấu hiệu như yếu liệt mặt, méo miệng, yếu tay, nói khó… Nếu bệnh nhân còn tỉnh, bạn có thể yêu cầu họ nói, nhấc tay, chu miệng… để kiểm tra. Trường hợp đã bất tỉnh, bệnh nhân cần được nằm nghiêng với tư thế ngửa đầu cao, đưa đến bệnh viện nhanh nhất có thể, tuyệt đối không cho người bệnh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.

Để giúp nhận biết và cứu sống người bị đột quỵ, mọi người có thể nhớ nhanh “ba dấu hiệu, một quy tắc vàng” bằng từ F.A.S.T gồm:

– F (Face – Khuôn mặt): đột ngột bị thay đổi như miệng méo lệch sang một bên, liệt mặt, trong trường hợp này hãy bảo người đó cười và quan sát nét mặt.

– A (Arms – Tay/chân): đột ngột bị tê yếu chân tay hoặc liệt chân tay, trong trường hợp này hãy bảo người đó giơ hai tay/chân lên và so sánh hai bên tay/chân.

– S (Speech – Giọng nói): đột ngột bị nói khó, nói ú ớ không rõ lời; trong trường hợp này hãy bảo người đó nói một vài từ và lắng nghe.

– T (Time – Thời gian): khi phát hiện một người có 3 dấu hiệu trên, cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có đủ điều kiện cấp cứu đột quỵ hoặc gọi ngay đến cấp cứu 1800.1115 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Các bác sĩ xem phim chụp của bệnh nhân. Ảnh: Shutterstock

Các bác sĩ xem phim chụp của bệnh nhân. Ảnh: Shutterstock

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đột quy thường gặp như đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao… Nam giới thường mắc đột quy cao hơn nữ giới. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Chí Cường, bên cạnh các bệnh lý nền, chế độ sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh cũng là một trong những yếu tố nguy cơ khiến đột quỵ ngày càng gia tăng và trẻ hóa.

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Chí Cường khuyên mọi người nên ăn uống điều độ với đa dạng thực phẩm mỗi ngày, thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe, không nên thức khuya, tránh uống rượu bia, hút thuốc lá… Chất béo, thức ăn nhanh cũng cần hạn chế. Những ngày thời tiết giao mùa, người lớn, trẻ em cần giữ ấm cơ thể. Nắm kiến thức để phòng tránh căn bệnh này cũng như xử trí kịp thời trong “giờ vàng” khi có người bị đột quỵ cũng rất cần thiết.

Hoạt động nâng cao nhận thức về đột quỵ

Để nâng cao kiến thức về đột quỵ, nhãn hàng NattoEnzym – Dược Hậu Giang đã kết hợp cùng Tiến sĩ, bác sĩ Trần Chí Cường – Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh TP HCM – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện S.I.S Cần Thơ; Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam… thực hiện nhiều chương trình tuyên truyền cho cộng đồng về cách phòng ngừa, phát hiện và điều trị căn bệnh này.

Nhằm giúp mọi người nhận diện nhanh hơn “ba triệu chứng, một quy tắc vàng”, nhãn hàng lồng ghép qua bài hát. NattoEnzym còn triển khai chiến dịch “Thời gian quý giá” nhân ngày Đột quỵ Thế giới 2021 (29/10) kêu gọi cộng đồng hiểu rõ về giá trị của từng giây, từng phút đối với bệnh nhân đột quỵ.

Nhiều người tham gia hoạt động ngoài trời hưởng ứng các hoạt động bảo vệ sức khỏe do NattoEnzym tổ chức tháng 10/2020. Ảnh: Dược Hậu Giang.

Nhiều người tham gia hoạt động ngoài trời hưởng ứng các hoạt động bảo vệ sức khỏe do NattoEnzym tổ chức tháng 10/2020. Ảnh: Dược Hậu Giang

Đại diện NattoEnzym cho biết, dịch bệnh khiến nhãn hàng không thể tổ chức các hội nghị khoa học quốc tế, hội thảo chuyên gia, hội thảo cho người cao tuổi… Để hưởng hứng ngày Đột quỵ thế giới như mọi năm, năm nay, nhãn hàng chọn kênh trực tuyến để lan tỏa bài hát, phóng sự nâng cao nhận thức cộng đồng về căn bệnh nguy hiểm này.

Ngày Đột quỵ Thế giới (29/10) được ấn định từ 2004 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh gây tàn tật, tử vong cao toàn cầu. Tổ chức Đột quỵ Thế giới đã triển khai mỗi năm một chiến dịch nhằm đẩy lùi căn bệnh này, thu hút nhiều quốc gia trên thế giới tham gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hotlineHotline
chat facebookChat Facebook
chat facebookChat Facebook
chat zaloChat Zalo