Xây xẩm, chóng mặt: Trúng nắng hay dấu hiệu cảnh báo trước cơn đột quỵ?

Bài viết có 350 lượt xem
Mùa hè đến mang theo những ngày nắng nóng dữ dội. Đi kèm với những ánh nắng gay gắt là tình trạng xây xẩm mặt mày, hoa mắt chóng mặt mà nhiều người nghĩ rằng là do trúng nắng. Ít ai biết rằng, những dấu hiệu này có thể là lời cảnh báo trước cho cơn đột quỵ sắp xảy ra.

Sự khác biệt giữa trúng nắng và đột quỵ

Ngày nắng nóng khiến con người ta xuất hiện triệu chứng xây xẩm, chóng mặt. Đây vừa có thể là dấu hiệu của hiện tượng trúng nắng, lại vừa có thể là dấu hiệu cảnh báo trước cơn đột quỵ có thể xảy ra. Vậy làm sao để phân biệt tình trạng xây xẩm mặt mày do nguyên nhân nào gây ra?

Thông thường, người ta dựa trên những triệu chứng khác kèm theo để xác định xem đang bị trúng nắng hay đột quỵ.

Trong trường hợp bị trúng nắng, người bệnh sẽ cảm thấy:

– Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn khi đứng dưới nắng lâu.

– Da của người bệnh cũng đỏ và khô nhưng mồ hôi lại không tiết ra như bình thường.

– Nhịp tim đập nhanh, cảm giác khó thở xuất hiện.

– Những triệu chứng sốt nóng toàn thân, co giật, bất tỉnh cũng có thể xuất hiện.

Trong khi đó, đột quỵ xuất hiện với các triệu chứng như:

– Đổ nhiều mồ hôi.

– Tê mỏi một phần cơ thể, méo miệng, tê cứng mặt.

– Không thể nâng 2 tay qua đầu cùng một lúc.

– Nói không rõ tiếng, ngọng bất thường. Không thể nhắc lại một câu hoàn chỉnh.

– Thị lực giảm, mắt nhìn mờ, không rõ.

– Cơn đau đầu dữ dội đến rất nhanh, buồn nôn, nôn.

Phân biệt được nguyên nhân gây xây xẩm, hoa mắt là do trúng nắng hay đột quỵ sẽ giúp bạn có cách xử trí phù hợp. Song nhiều người vẫn khá thắc mắc không hiểu tại sao nắng nóng lại gây đột quỵ?

Tại sao nắng nóng lại gây đột quỵ?

Đi kèm với những ngày hè nóng bức, ngột ngạt là thông tin về những trường hợp đột quỵ do nắng nóng. Thực tế, bệnh thường xuất hiện do:

Sốc nhiệt

Khi thời tiết nóng bức thì nhu cầu sử dụng điều hòa gia tăng. Khi di chuyển đột ngột từ trong điều hòa lạnh ra ngoài trời nóng, sự thay đổi nhiệt độ làm cho các mạch máu giãn nở đột ngột và gây nên tình trạng đột quỵ.

Đứng dưới nắng quá lâu

Đứng lâu dưới nắng làm tăng đột quỵ do:

– Mất nước: Nhiệt độ tăng làm cơ thể thường xuyên bài tiết mồ hôi để điều hòa thân nhiệt. Từ đó, giảm khối lượng máu toàn cơ thể, lưu lượng máu lên não cũng không đảm bảo và gây ra đột quỵ. Đặc biệt, mất nước cũng làm cho độ nhớt máu tăng, cục máu đông dễ hình thành và gây ra đột quỵ.

– Thân nhiệt tăng cao: Mặc dù cơ thể có cơ chế điều hòa nhiệt nhưng nếu nhiệt độ ngoài trời cao hơn 39-40 độ C thì hoạt động của hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch đều sẽ bị ảnh hưởng nhất định. Khi đó, hoạt động cung cấp máu lên não có thể bị rối loạn, gián đoạn và gây ra đột quỵ.

Thực tế, đột quỵ khi trời nắng nóng thường xảy ra chủ yếu ở: Trẻ em dưới 4 tuổi, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên hay những người có các bệnh lý nền như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,… Do đó, cần có những biện pháp để phòng tránh đột quỵ do nắng nóng cho những đối tượng này.

Khi có dấu hiệu xây xẩm, chóng mặt nên làm gì?

Đôi khi việc ra đường khi trời nắng gắt là bắt buộc, không thể tránh khỏi. Do đó, nếu cần đi ra đường, bạn nên lưu ý che chắn kĩ, mặc áo chống nắng, đội mũ, đeo khẩu trang,… để giảm bớt những tác động của môi trường tới cơ thể.

Trong trường hợp đang đi trên đường mà bạn thấy mình có dấu hiệu xây xẩm mặt mày, hoa mắt chóng mặt, thì bạn nên làm ngay một số biện pháp sau:

– Dừng xe ở ven đường nơi có bóng mát, không quá nóng. Nếu có nhà dân có thể ghé lại xin sự giúp đỡ.

– Từ từ ngồi xuống, hít thở sâu, bình tĩnh để cung cấp kịp thời oxy cần thiết cho não bộ, nghỉ ngơi để đầu óc thư giãn.

– Bổ sung ngay nước uống, nếu có điều kiện nên bổ sung nước điện giải.

– Ăn nhẹ (bánh, socola, sữa chua, trái cây,…) để tăng lượng đường trong cơ thể, giảm bớt triệu chứng xây xẩm, chóng mặt.

– Nếu cảm giác đau đầu dữ dội xuất hiện nên nhờ người đưa tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hotlineHotline
chat facebookChat Facebook
chat facebookChat Facebook
chat zaloChat Zalo