6+ biện pháp giúp phòng tránh bệnh lý thoái hóa khớp

Bài viết có 199 lượt xem

Mục lục bài viết

Tình trạng thoái hóa khớp thường diễn ra phổ biến khi chúng ta già đi. Tuy nhiên, đó không phải là một phần tất yếu của quá trình lão hóa. Khi nghiên cứu về các nguyên nhân gây thoái hóa khớp, các nhà khoa học đã đưa ra một số lời khuyên giúp ngăn ngừa bệnh hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hieuer các biện pháp phòng tránh thoái hóa khớp qua bài viết này.

1. Kiểm soát cân nặng

Nếu bạn đang ở mức cân nặng hợp lý, bạn cần duy trì trọng lượng cơ thể để ngăn ngừa bệnh phát triển. Ngược lại, nếu bạn đang thừa cân, béo phì, bạn cần giảm cân để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp.

Theo thống kê cho thấy, phụ nữ béo phì có nguy cơ thoái hóa khớp cao gấp 4 lần phụ nữ bình thường. Nam giới béo phì có nguy cơ thoái hóa cao gấp 5 lần so với nam giới bình thường. Việc giảm ít nhất 5% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm lực đè ép lên đầu gối, hông và lưng.

2. Tập luyện thể dục thể thao

Một chế độ luyện tập thể dục thể thao khoa học có thể làm cải thiện tình trạng sức khỏe, nâng cao tính linh hoạt, dẻo dai cho các khớp. Để phòng tránh thoái hóa, người bệnh nên tập thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên và với kế hoạch hợp lý. Hạn chế các chấn thương, tập sai động tác có thể gây ảnh hưởng đến các khớp.

3. Tập dưỡng sinh và luyện thở

Tập dưỡng sinh có nhiều động tác tác động đến cột sống như ưỡn người, vặn cột sống, chào mặt trời… Thực hiện các động tác này kết hợp phương pháp hít thở sâu thì sẽ có tác dụng tăng cường tuần hoàn, lưu thông khí huyết, tốt cho việc phòng bệnh và giảm đau do thoái hóa khớp.

Tập dưỡng sinh và luyện thở

4. Tránh các chấn thương lên khớp

Các chấn thương khớp có thể dẫn tới thoái hóa khớp cùng khớp khi lớn tuổi. Vì vậy, chúng ta cần hạn chế tối đa các nguy cơ chấn thương khớp, đặc biệt khi chơi thể dục, thể thao, mang vác hoặc lao động. Những khuyến cáo của bác sĩ như:

  • Không uốn cong quá 90 độ khi thực hiện các động tác gập đầu gối.
  • Luôn giữ cho bàn chân bằng phẳng nhất có thể trong khi duỗi để tránh chấn thương ở đầu gối.
  • Khi nhảy, tiếp đất với đầu gối cong.
  • Trước khi tham gia các môn thể thao hoặc các hoạt động thể lực cần phải khởi động trước.
  • Nên mang giày đúng và vừa cỡ chân của mình.
  • Tập thể dục ở các bề mặt mềm, có ma sát. Tránh vận động ở các bề mặt cứng như đường nhựa, sân bê tông.
  • Hoạt động các khớp theo tầm vận động của khớp.
  • Nếu bị chấn thương khớp, cần phải điều trị y tế kịp thời và thực hiện các bước để tránh tổn thương thêm.

5. Đảm bảo chế độ ăn uống

Không có một thực đơn ăn uống cụ thể nào cho người thoái hóa khớp. Tuy nhiên, để ngăn ngừa bệnh và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu acid béo như omega-3, vitamin D, canxi,… Ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao. Đồng thời:

  • Bỏ thói quen sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh,…

Đảm bảo chế độ ăn uống

6. Thăm khám định kỳ thường xuyên

Thoái hóa khớp hay các bệnh lý xương khớp nói chung cần được thăm khám định kỳ thường xuyên để phát hiện ra các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu bệnh lý ngay khi ở giai đoạn nhẹ. Bác sĩ sẽ cho những lời khuyên trong việc chăm sóc sức khỏe và xây dựng lối sống tốt nhất cho người bệnh.

Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân thoái hóa khớp. Tuy nhiên, việc chủ động phòng ngừa bệnh luôn là biện pháp ưu tiên hàng đầu nhằm đảm bảo cho bạn một cuộc sống khỏe mạnh và vui tươi nhất. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích trong việc phòng ngừa thoái hóa khớp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hotlineHotline
chat facebookChat Facebook
chat facebookChat Facebook
chat zaloChat Zalo